Hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về lỗi vượt đèn vàng, nhưng trong một số trường hợp người tham gia giao thông có thể chịu mức phạt nặng.
Vượt đèn vàng trong trường hợp nào bị xử phạt?
Theo tin tức pháp luật xe hơi, theo khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ ban hành năm 2008 giải thích tín hiệu đèn giao màu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
Cũng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số QCVN 41:2016/BGTVT cũng đưa ra những giải thích tương tự “Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”“.
Nếu cố tình vượt đèn vàng người tham gia giao thông có thể bị xử phạt nặng từ năm 2020.
Trong trường hợp không có “vạch dừng xe”, người điều khiển phương tiện phải dừng xe trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Nếu phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.
Nếu có tín hiệu đèn vàng nhấp nháy thì người điều khiển phương tiện có thể tiếp tục di chuyển nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.
Nhiều người tham gia trước đây chỉ quan tâm đến đèn đỏ và đèn xanh mà quên đi sự có mặt của đèn vàng. Nếu vi phạm, người điều khiển phương tiện cũng sẽ bị phạt khá nặng.
Theo đó, nếu đèn vàng bật sáng mà người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt; trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác.
Mức phạt lỗi vượt đèn vàng mới nhất năm 2020
Nghị định 100 hiện nay không quy định lỗi nào là lỗi vượt đèn vàng hay vượt đèn đỏ. Cả hai lỗi này được quy định chung là lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Theo đó, người bộ, người đi xe đạp, xe máy hay ô tô… vượt đèn vàng trong trường hợp vi phạm nêu sẽ bị xử phạt như sau:
STT |
Phương tiện |
Mức phạt |
1 |
Người đi bộ |
60.000 – 100.000 đồng |
2 |
Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện |
100.000 – 200.000 đồng |
3 |
Xe máy, xe mô tô, xe máy điện |
600.000 – 01 triệu đồng |
4 |
Máy kéo, xe máy chuyên dùng |
01 – 02 triệu đồng |
5 |
Ô tô |
03 – 05 triệu đồng |
Như vậy, Nghị định 100 đã tăng nặng mức phạt so với nghị định cũ, lên đến 05 triệu đồng (trước đây mức cao nhất là 02 triệu đồng). Ngoài ra, người điều khiển phương tiện cũng bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (trước đây không bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe).